FORUM BAN THANH NIÊN HTTL THÀNH LỢI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bảy Hội Thánh trong sách Khải Huyền

Go down

Bảy Hội Thánh trong sách Khải Huyền Empty Bảy Hội Thánh trong sách Khải Huyền

Bài gửi by angospel Sat Dec 23, 2017 5:46 am

Lịch sử của Hội Thánh đã có nhiều bước phát triển sai lệch. Tuy vậy, cho đến hôm nay, Đức Chúa Trời vẫn luôn khôi phục lại Hội Thánh theo đúng kế hoạch của Ngài. Một bước quan trọng của sự khôi phục này chính là công cuộc Cải Chánh ở nước Đức cách đây đúng 500 năm. Nhưng đó có phải là kết thúc không? Kinh Thánh đã cho biết trước cụ thể từng bước phát triển của Hội Thánh trong 2000 năm qua, để hôm nay chúng ta có thể quyết định đi con đường của Đức Chúa Trời.



Lời mở đầu

Nhiều người biết năm nay là kỷ niệm 500 năm ngày Cải Chánh Giáo Hội. Trong hình này, Martin Luther đứng trước hoàng đế Karl V của nước Đức. Kể từ lúc đó, nước Đức và cả Châu  Âu đã thay đổi rất nhiều. Điều này đã xảy ra như thế nào? Điều quan trọng hơn mà chúng ta phải thấy rằng Kinh Thánh đã cho biết trước từng bước phát triển của Hội Thánh trong 2000 năm qua.

Hôm nay, chúng ta đi đến sách Khải Huyền, sách ghi lại các khải thị mà Chúa đã ban cho sứ đồ Giăng khi ông bị lưu đày ở đảo Bát-mô. Ông là sứ đồ cuối cùng còn sống. Lúc đó, các Hội Thánh bị tản lạc khắp nơi và đang bị tụt dốc. Trong tình huống này, Chúa Giê-su đã chỉ ra cho Giăng biết những điều quan trọng. Tối nay, chúng ta muốn xem xét những điều này.

Một hôm, ông đã nghe tiếng người nói với mình nên quay lại xem thì thấy “ … bảy chân đèn bằng vàng, giữa những chân đèn có ai giống như Con Người mặc áo dài, thắt đai bằng vàng ngang ngực” (Khải huyền 1:13). Con Người và bảy chân đèn ở đây là trọng tâm của sách Khải Huyền. Con Người này chính là Chúa Giê-su. Tại sao chúng tôi lại thuyết trình về đức tin nơi Chúa Giê-su ở trong trường đại học? Chúng tôi không phải là những nhà thần học, cũng không quan trọng hiểu biết về Kinh Thánh. Tuy nhiên, chúng tôi có những kinh nghiệm giống như kinh nghiệm của sứ đồ Phao-lô, ông đã được Đức Chúa Trời kêu gọi và Ngài đã bày tỏ Chúa Giê-su trong ông. Đó là lời chứng mà tôi và những người trong nhóm Kinh Thánh đã làm chứng trong trường đại học. Đối với chúng tôi, điều quan trọng không phải là hiểu biết hay sự dạy dỗ về Kinh Thánh, mà là quen biết Chúa, trải nghiệm Ngài. Chính Giăng cũng đã thấy Chúa Giê-su ở đảo Bát-mô. Ông cũng đã thấy bảy chân đèn bằng vàng. Bảy chân đèn này hoàn toàn được làm bằng vàng. Cái hình này được xuất phát từ  sách Xuất Ai Cập Ký, là một phần trong Lều Tạm mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ. Chân đèn này dùng để thắp sáng trong Đền Tạm. Đây không phải là chân đèn bình thường mà phức tạp hơn nhiều. Nó được làm bằng một khối vàng lớn, bao gồm nhiều nhánh đèn với nhiều nụ hoa và đài hoa hạnh nhân. Khải huyền 1:20 cho biết chân đèn này chính là Hội Thánh. Lúc đó, một thành phố chỉ có một Hội Thánh. Tại sao chân đèn này được gọi là Hội Thánh? Chúa Giê-su đã nói trong Ma-thi-ơ 5:14 “các ngươi là ánh sáng của thế giới”. Hội Thánh phải bày tỏ ánh sáng về Đức Chúa Trời và ý của Ngài. Chân đèn này không chỉ được bọc vàng mà được làm từ một khối vàng lớn. Có nghĩa là Hội Thánh của Đấng Christ phải được bản tính của Đức Chúa Trời, kinh nghiệm với Chúa, nhân tính của Chúa và sự công bằng của Ngài đổ đầy cách hoàn toàn. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem Hội Thánh ngày nay tương xứng với hình này như thế nào.

Bây giờ, chúng ta xem bảy thư mà Giăng gửi cho bảy Hội Thánh trong sách Khải Huyền. Ngày nay, bảy Hội Thánh này thuộc nước Thổ Nhĩ Kỳ. Tên của bảy Hội Thánh là tên của bảy thành phố: Ê-phê-sô, Si-miệc nơ, Bẹt-găm, Thi-a-ti-rơ, Sạt-đe, Phi-la-đen-phi và Lao-đi-xê. Bảy thư này đều có ý nghĩa, tất cả đều là lời của Chúa Giê-su, Ngài muốn khiển trách Hội Thánh của Ngài. Các thư này nói lên nguyên lý thuộc linh của Hội Thánh ngày nay. Bảy lá thư này đã nói tiên tri về toàn bộ sự phát triển Hội Thánh của Chúa trong 2000 năm qua. Chỉ cần 2 chương thôi nhưng đã mô tả được toàn bộ lịch sử phát triển của Hội Thánh trong 2000 năm qua. Thật là ấn tượng! Tại sao lại là số 7? Vì số 7 trong Kinh Thánh mô tả công việc trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Cũng như Đức Chúa Trời đã phục hồi lại trái đất trong bảy ngày thì bảy Hội Thánh cũng cho biết Đức Chúa Trời sẽ khôi phục lại Hội Thánh và làm nó trọn vẹn như thế nào. Các thư này rất quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta phải hiểu và biết áp dụng nó.

Hội Thánh Ê-phê-sô

Chúng ta hãy bắt đầu với thư gửi cho Hội Thánh Ê-phê-sô. Cái tên “Ê-phê-sô” nghĩa là “đáng khao khát” và cũng có nghĩa là “bị buông ra”. Chúng ta sẽ thấy mỗi tên của thành phố đều có một nghĩa quan trọng đối với thời kỳ phát triển của Hội Thánh. Trong thư này, Chúa Giê-su giới thiệu Ngài là Đấng có bảy ngôi sao trong tay phải Ngài. Có nghĩa là lúc đó, Chúa có nhiều người dẫn dắt trung tín trong Hội Thánh, điển hình là các sứ đồ. Sau đó, Chúa cũng cho biết là trong thời gian này, Hội Thánh đã từ bỏ tình yêu ban đầu. Chúa nói: “Ta có điều trách ngươi, đó là ngươi đã bỏ tình yêu ban đầu”. Tình yêu ban đầu là tình yêu tốt nhất dành cho Chúa Giê-su. Vì vậy mà Chúa nói: “Hãy ăn năn!”. Đây không phải là sự ăn năn như lúc mới tin Chúa mà đây là sự ăn năn thường xuyên mỗi khi chúng ta rời xa tình yêu ban đầu dành cho Chúa. Chúng ta thấy vào thời đó Hội Thánh đã không còn tình yêu ban đầu đối với Chúa. Trong thư gửi cho Ti-mô-thê, Phao lô cho biết tất cả các Hội Thánh ở Tiểu Á đã rời bỏ ông (xem 2.Ti-mô-thê 1:15). Họ đã rời bỏ một người anh em hoàn toàn tuyệt đối cho Đấng Christ. Tại sao? Tại vì họ đã từ bỏ tình yêu ban đầu, là tình yêu tuyệt đối dành cho Chúa. Có cái gì đó đã len lỏi vào giữa họ và Đấng Christ. Chúa cũng nói: “nếu ngươi không ăn năn thì Ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó”. Nếu tình trạng Hội Thánh như vậy thì Hội Thánh không còn là lời chứng của Chúa và cũng không còn ánh sáng của thế giới.

Tuy nhiên, Hội Thánh này cũng có một điều mà Đức Chúa Trời đẹp lòng là họ ghét những việc làm của đảng Ni-cô-La mà Ngài cũng ghét nữa. Việc làm của đảng Ni-cô-la là gì? Trong tiếng Hy Lạp, từ Ni-cô-la bao gồm hai từ “Ni-cô” có nghĩa là “thống trị” và “la” có nghĩa là “dân”. Như vậy, đảng Ni-cô-la là phần thiểu số đang thống trị dân Chúa. Đó chính là hệ thống hàng giáo phẩm - giáo dân. Ngày nay, chúng ta thấy rằng hệ thống này đã trở nên phổ biến trong Cơ Đốc giáo. Lúc đó, Hội Thánh Ê-phê-sô đã ghét đảng Ni-cô-la này và đã không chấp nhận nó.

Bây giờ chúng ta hãy xem sơ đồ của lịch sử Hội Thánh từ thời Hội Thánh ban đầu cho đến khi Chúa Giê-su trở lại. Lá thư gửi cho Hội Thánh Ê-phê-sô là thời kỳ ban đầu của Hội Thánh cho đến hết thế kỷ thứ nhất. Vào thời đó, Giăng là sứ đồ cuối cùng còn đang sống. Trong thời kỳ này, chúng ta thấy Hội Thánh đã bắt đầu sa ngã vì Hội Thánh đã từ bỏ tình yêu ban đầu dành cho Chúa. Tóm lại, Hội Thánh Ê-phê-sô tượng trưng cho các Hội Thánh trong thời các sứ đồ. Thật ra, Chúa muốn Hội Thánh phải luôn vinh hiển cho đến khi Chúa trở lại và phải có tình yêu ban đầu, cũng như không được sa ngã. Tuy nhiên chúng ta thấy là ngay trong thế kỷ đầu thì Hội Thánh đã bắt đầu tụt dốc.

Hội Thánh Si-miệc-nơ

Bây giờ chúng ta đi đến với thư thứ hai để tìm hiểu xem Chúa Giê-su muốn nói gì với chúng ta. Từ “Si-miệc-nơ” theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là một dược. Trong Kinh Thánh, từ “một dược” có liên quan rất nhiều đến chịu khổ. Ví dụ, một dược được nhắc đến khi Chúa chịu đóng đinh. Hơn nữa, từ “một dược” cũng liên quan đến từ “cay đắng”. Nếu đọc thư này thì cũng có thể hiểu nghĩa của từ “Si-miệc-nơ”. Chúa Giê-su nói: “Ta biết sự hoạn nạn, nghèo khó,...những lời phỉ báng... ngục tù”. Nhưng đặc biệt là hoàn toàn không có một lời phê bình nào của Chúa. Điều này nói lên rằng Đức Chúa Trời đánh giá rất cao khi dân Ngài sẵn sàng chịu khổ vì Ngài. Rồi Chúa Giê-su nói Ngài là “Đấng đã chết nhưng đã sống lại” và khích lệ Hội Thánh “trung tín cho đến chết”. Điều này cho biết rất rõ là trong thời gian này sẽ có rất nhiều người tử đạo, nhưng với một lời hứa là “mão miện của sự sống”. Có nghĩa là sẽ sống lại và sẽ cùng trị vì với Chúa.

Ở đây, Chúa Giê-su cũng cho biết họ sẽ gặp hoạn nạn trong 10 ngày. Lịch sử cho biết là từ khi thời kỳ của mười hai sứ đồ sắp kết thúc, thì có mười cuộc bức hại các Cơ Đốc nhân rất lớn trong đế chế của La Mã. Tôi liệt kê 10 hoàng đế La Mã ở đây, bắt đầu là Nero. Người ta nói hắn là hoàng đế La Mã tàn bạo nhất. Hắn đã bắt Cơ Đốc nhân làm đuốc thắp sáng và đóng đinh các Cơ Đốc nhân. Người kế tiếp là Domitian, là người đã bắt Giăng đi lưu đày. Người thứ bảy là Decius đã bắt đầu bức hại các Cơ Đốc nhân trên toàn đế chế La Mã. Chính phủ đã tổ chức sự bức hại đó. Hoàng đế thứ mười là Diocletian đã tiến hành các cuộc bức hại Cơ Đốc nhân hết sức tàn bạo. Mục tiêu của hắn là loại bỏ cái tên Giê-su Christ ra khỏi trái đất này. Hắn đã ra lệnh cho đốt toàn bộ sách của Cơ Đốc nhân, đặc biệt là Kinh Thánh. Nếu ai bị phát hiện đang đọc Kinh Thánh thì sẽ bị bỏ vào tù. Các Cơ Đốc nhân trên toàn đế chế La Mã bị giết bởi thú dữ, bởi rìu, và đóng đinh... Vậy ai đã đứng sau các cuộc bức hại Cơ Đốc nhân này? Kinh Thánh nói rõ là ma quỷ. Chúa Giê-su không nói là các hoàng đế mà Ngài nói là ma quỷ. Vì Hội Thánh là cái mà ma quỷ muốn hủy diệt. Trong các giai đoạn của đế chế La Mã, hắn tìm mọi cách để làm điều đó.

Như vậy, trên sơ đồ là thời kỳ Hội Thánh Si-miệc-nơ. Chỉ một mình cái tên “Si-miệc-nơ” đã là một lời tiên tri rất rõ ràng về những gì sẽ xảy ra: Hội Thánh sẽ bị bức hại bởi các hoàng đế La Mã, và đặc biệt là bởi 10 cái tên hoàng đế được liệt kê ở đây. Thời kỳ này được kết thúc vào năm 313 SCN. Chính xác vào thời gian đó thì chúng ta thấy có một sự phát triển khác

Các bạn có thể xem hết bài ở [You must be registered and logged in to see this link.].
angospel
angospel

Tổng số bài gửi : 34
Points : 98
Join date : 22/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết